Vì sao nói Tây Nguyên là vùng trồng cà phê lớn nhất nước ta?
Nhắc đến vùng trồng cà phê nhiều nhất Việt Nam, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến khu vực Tây Nguyên. Vậy vì sao Tây Nguyên trở thành vùng trồng cà phê lớn nhất nước ta mà không phải các vùng khác. Thông qua bài viết này, Huyền Thoại Việt sẽ giúp bạn có câu trả lời.
Cà phê và Con người của vùng đất Tây Nguyên
Như chúng ta đã biết, cây cà phê đã theo chân các nhà truyền giáo người Pháp du nhập vào Việt Nam vào năm 1857. Ban đầu, cây cà phê được người Pháp trồng ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam. Tuy nhiên, sau một thời gian, sản lượng và cả chất lượng cà phê thu lại đều không như ý nên họ tiếp tục mang chúng đến trồng ở nhiều vùng miền khác ở nước ta.
Khi đến vùng đồi núi Tây Nguyên, người Pháp đo đạc rất kỹ lưỡng và tìm hiểu kỹ lưỡng về đặc tính đất đai, khí hậu nơi đây trước khi đem cà phê lên đây trồng. Tuyệt vời thay, mảnh đất Tây Nguyên trở thành mảnh đất lý tưởng cho sự phát triển của cây cà phê, nhất là cà phê Robusta. Theo đó, Tây Nguyên có nhiều đặc điểm thuận lợi giúp cho sự phát triển tươi tốt, cho ra sản lượng, chất lượng cà phê cao, cụ thể như:
Về khí hậu: Vùng đất Tây Nguyên có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm rất thích hợp cho sự phát triển của cây cà phê, nhất là giống cà phê Robusta, hay còn gọi là cà phê vối. Thủ phủ trồng nhiều cà phê Robusta phải kể đến là tỉnh Đắk Lắk. Nơi đây có độ cao tầm 800m trở xuống so với mực nước biển nên thích hợp với giống cà phê Robusta.
H'Hen Niê - Hoa hậu - Người con của vùng đất Tây Nguyên
Còn đối với cà phê Arabia, còn gọi là cà phê chè, các vùng cao nguyên thuộc tỉnh Lâm Đồng nằm ở độ cao 1000-1500 m so với mực nước biển nên rất thích hợp cho sự phát triển của cà phê Arabica. Chính vì vậy mà Lâm Đồng cũng là nơi trồng cà phê Arabica nổi tiếng nhất, với sản lượng lớn nhất cả nước.
Chưa hết, vùng Tây Nguyên có độ ẩm không khí lớn để cây cà phê phát triển. Lượng mưa không quá nhiều ở đây cũng làm giảm sự phát triển của nhiều loại sâu bọ. Cùng với đó, nhiệt độ chênh lệnh giữa ngày và đêm cao (ngày nắng gắt, đêm se se lạnh) giúp cà phê được trồng ở vùng này ngon hơn.
Về đất đai: Một trong những đặc điểm thuận lợi nhất mà vùng Tây Nguyên được thiên nhiên ưu đãi để trồng được diện tích cây cà phê lớn nhất cả nước đó là đất đỏ bazan. Theo đó, đất tại khu vực Tây Nguyên có hơn 80% là đất đỏ bazan với đặc tính màu mỡ, tươi xốp rất thích hợp cho các loại cây công nghiệp phát triển, nhất là cây cà phê. Cũng vì đặc tính đất đai thuận lợi mà người trồng đỡ chi phí mua phân bón hay tưới nước cho cây cà phê phát triển.
Được Nhà nước đầu tư: Nhận thấy tiềm năng kinh tế lớn từ cây cà phê mà vùng Tây Nguyên được Nhà nước chú trọng đầu tư phát triển loại cây công nghiệp này. Năm 1986 được xem là bước ngoặc quan trọng cho sự phát triển cây cà phê ở Việt Nam nói chung và khu vực Trung Nguyên nói riêng khi Bộ nộng nghiệp, Kế hoạch, Tài chính, Ngoại thương,… cùng tổ chức Hội nghị cà phê nhân dân lần thứ nhất để kích thích sự phát triển của cây cà phê trong nước đi cùng với nhu cầu lớn của thị trường cà phê lúc đó. Đến nay, cà phê Việt Nam đã lọt vào top đầu các nước có sản lượng cà phê lớn nhất thế giới và chắc chắn sẽ không dừng lại.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, Tây Nguyên có tiềm năng, thế mạnh to lớn, độc đáo nhưng chưa được khai thác tốt.
Trên đây là những nguyên nhân chính lý giải vì sao nói khu vực Tây Nguyên trở thành vùng trồng cà phê lớn nhất nước ta. Hy vọng những thông tin mà Huyền Thoại Việt vừa cung cấp sẽ mang lại nhiều hữu ích cho tất cả các bạn.