Top những quốc gia sản xuất và tiêu thụ cà phê trên thế giới

Hiện nay, 10% dân số thế giới xấp xỉ 700 triệu người đang sinh sống bằng việc trồng trọt, buôn bán và cung cấp các dịch vụ liên quan đến cây cà phê trong đó có khoảng 125 triệu hộ gia đình trực tiếp tham gia trồng cà phê và trực tiếp sản xuất. 80% sản lượng cà phê thế giới được cung cấp từ 25 triệu chủ nông trại gia đình. Lợi tức cà phê thu được từ 3 tỉ cây cà phê mỗi năm vào khoảng 15 tỉ đô la Mỹ cho các Thương vụ buôn bán sỉ và hơn 70 tỉ đô la Mỹ cho các Thương vụ bán lẻ.

Cà phê nằm trong top 6 sản phẩm mang lại giá trị kinh tế cao nhất theo thứ tự: Dầu hỏa – Khí ga – Cà phê – Vàng – Đường – Ngô. 80% cà phê trên thế giới được sản xuất chủ yếu tại các nông trại gia đình ở những nước đang phát triển. Nhưng việc tiếp thị và tiêu thụ cà phê lại tập trung ở những nước phát triển như Bắc Mỹ và Châu Âu là những nước không trồng cà phê. Đây là một nghịch lý sâu sắc nhất phản ánh lịch sử 500 năm bành trướng của Âu Mỹ cùng với chủ nghĩa thực dân và đế quốc.

(Theo WorldAtlas – 2017)

  1. Brazil được coi là quốc gia có trữ lượng xuất khẩu hàng đầu và những nông trại tuyệt đẹp được cơ giới hóa cao sử dụng chủ yếu bằng máy móc. Brazil cũng được coi là quốc gia sản xuất cà phê lớn nhất thế giới.
  2. Việt Nam: Vua của cà phê Robusta. Năm 1990, Việt Nam sản xuất khoảng 1% lượng cà phê của thế giới nhưng đến năm 2014, Việt Nam đã vượt qua Brazil là nước xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới.
  3. Cà phê Colombia nổi tiếng trên toàn thế giới có lẽ một phần do các quảng cáo nổi tiếng do các Liên đoàn quốc gia của Coffee Growers của Colombia thực hiện có sự đóng góp rất lớn của một nhân vật tên là Juan Valdez.
  4. Sản xuất cà phê được du nhập vào Indonesia bởi thực dân Hà Lan và công việc sản xuất vẫn tiếp tục khi đất nước được tự do cho đến nay. Các đồn điền cà phê hiện nay bao gồm hơn 1 triệu ha lãnh thổ của Indonesia, với hơn 90% đất trồng trọt đang được làm việc bởi các nhà sản xuất quy mô nhỏ.
  5. Ethiopia là chỉ dẫn địa lý của cà phê Arabica, hạt cà phê phổ biến nhất trên toàn thế giới. Nó là một phần không nhỏ của nền kinh tế của đất nước này, hơn một nửa thu nhập ngoại tệ của Ethiopia đến từ những hạt cà phê. Người ta ước tính rằng 15 triệu người đang làm việc trong ngành sản xuất cà phê tại Ethiopia.
  6. Tại Ấn Độ, 80% sản lượng cà phê của Ấn Độ dùng cho mục đích xuất khẩu, với những khách hàng chính đến từ châu Âu và Nga.
  7. Cà phê là một phần quan trọng của nền kinh tế Honduras. Quốc gia này là nhà sản xuất lớn nhất ở Trung Mỹ, ngành công nghiệp cà phê liên tục cung cấp việc làm và thu nhập cho một bộ phận lớn dân số, và nó có khả năng giữ nền kinh tế của quốc gia thịnh vượng và vượt qua cuộc khủng hoảng chính trị năm 2009.
  8. Mexico chủ yếu là sản xuất hạt cà phê Arabica chất lượng cao và có trách nhiệm đối với đa số những nhà nhập khẩu cà phê đến từ Mỹ.
  9. Uganda không phải là cái tên đáng nhớ trong ngành công nghiệp vàng đen nhưng là quốc gia có thu nhập hàng đầu từ xuất khẩu cà phê tại châu phi. Cà phê là một phần quan trọng của nền kinh tế Uganda, với phần lớn dân số làm việc trong ngành công nghiệp cà phê liên quan.
  10. Guatemala có sản lượng cà phê khá ổn định trong vài năm qua. Cho đến ngày nay quốc gia này vẫn tiếp tục đẩy mạnh tiếp thị các sản phẩm cà phê của họ trên toàn thế giới.

(Theo Telegraph – 2017)

Chuỗi giá trị của ngành cà phê hiện nay bao gồm: các nhà sản xuất trồng tỉa, các nhà xuất/nhập khẩu (thu mua) trung gian, các nhà chế biến rang xay cà phê, các nhà buôn bán lẻ rồi đến người tiêu dùng cà phê. Cà nhà trung gian thường được gọi là con sói với hàm ý chê trách, họ mua trực tiếp hạt cà phê xanh từ nông dân với giá thấp hơn thị trường và giữ lại một số bách phân cao làm lợi nhuận cho họ. Với nguồn vốn tư bản họ dễ dàng có được những loại cà phê có phẩm chất từ khắp thế giới mà những người rang chế cà phê thông thường khó có được. Nước Mỹ có khoảng 1.200 nhà rang chế cà phê – những người trung gian được hưởng lợi nhiều nhất trong chuỗi giá trị này. Tỷ lệ tăng trưởng mỗi năm của chế phẩm rang xay đạt mức 20% tại Mỹ mang lại doanh thu 76.8 tỷ đô.

Các cửa hiệu cà phê là lĩnh vực phát triển nhanh nhất trong ngành kinh doanh nhà hàng. Các cửa hàng cà phê có tốc độ tăng trưởng hàng năm 7%. Mức tăng trưởng của thị trường lao động trong ngành đồ uống luôn ở vị trí cao nhất – vào khoảng 10% mỗi năm. Một điều thứ vị là cà phê thô nguyên liệu giảm giá xảy ra đồng thời với việc các quán cà phê đặc sản giá cao ngày càng trở nên phổ biến và hung thịnh. Theo Hiệp hội Cà phê đặc sản Mỹ, xu hướng uống cà phê tại Mỹ đã thay đổi. Nếu như năm 2008, tỷ lệ người trẻ từ 18-39 tuổi tại Mỹ uống cà phê là 16% thì năm 2016 con số này đã tăng lên 39%. Xu hưởng thưởng thức cà phê cũng đang được dần dần xác lập lại bởi những người trẻ với những yêu cầu cao hơn về chất lượng hạt, về không gian thưởng lãm, về tính cộng đồng, sự trải nghiệm đẳng cấp, những câu chuyện xung quanh cà phê và các sản phẩm thủ công nghệ thuật liên quan. Có thể nói không cường điệu rằng có một con người cà phê và một xã hội cà phê trưởng thành cùng với một giai đoạn văn minh, xứng đáng với tầm vóc sáng tạo của thế giới mới: toàn cầu kết nối trong hòa bình và thân thiện.

Nhà sáng lập Tập đoàn Trung Nguyên Legend: “Kinh doanh không chỉ vì lợi nhuận thuần túy, lợi nhuận chỉ là hệ quả của quá trình phụng sự cộng đồng. Một công dân – doanh nhân hơn ai hết phải thượng tôn các giá trị nhân văn có tính bền vững”

-Đặng Lê Nguyên Vũ -