Thụy Điển là một quốc gia nổi tiếng bởi những điều đặc biệt, quốc gia Bắc Âu với 6 tháng lạnh lẽo thiếu vắng ánh mặt trời này lại luôn chứa đựng những nét văn hóa, những điều thú vị ấm áp đến không ngờ - vâng, đó chính là Thụy Điển. Một trong những điều đặc biệt mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn trong bài viết này, chính là văn hóa uống café và tán gẫu của người Thụy Điển. Nếu người Việt mình hay nói: “Cà phê đi” thì người Thụy Điển sẽ chỉ mỉm cười “Cùng Fika nào”.
Nguồn gốc của từ Fika?
Fika là sự kết hợp hài hòa giữa văn hóa uống cà phê siêu tốc của người Mỹ và sự tinh tế của người Nhật.
“Fika” là cụm từ bằng tiếng Thụy Điển chỉ khoảng thời gian giải lao (thường dùng để uống cà phê và ăn một bữa ăn nhẹ). Đây là một truyền thống ở Thụy Điển- quốc gia dẫn đầu về mức độ hạnh phúc, với mục đích khuyến khích người dân sống chậm lại. Thay vì lấy một tách cà phê vội vã mang đi, ở Thụy Điển, fika là lúc bạn quên tất cả mọi thứ và tận hưởng thời điểm hiện tại.
Theo đánh giá của nhiều du khách khi được thưởng thức văn hóa uống cà phê nơi đây, Fika là một cái gì đó rất Thụy Điển. Nó không phải quá vội vàng theo kiểu "tàu nhanh" như dân Mỹ, cũng không quá cầu kỳ và tốn thời gian như trà đạo của Nhật Bản. Nói một cách chính xác, Fika là sự kết hợp, giao thoa hài hòa giữa hai nền văn hóa thưởng thức đồ uống này.
Fika là chỉ một khoảng thời gian nghỉ ngơi, thư giãn trong ngày. Trong khoảng thời gian này, người ta sẽ tụ tập lại cùng nhau (nếu cùng làm ở công sở), vừa uống cà phê, vừa nhâm nhi vài cái bánh ngọt và trò chuyện. Điều này có tác dụng gắn kết tình cảm giữa mọi người với nhau.
Nếu ở ngoài đường, Fika cũng là cái cớ để bạn bè gặp gỡ hay các cặp đôi đang thích nhau hẹn hò ở một quán cà phê nào đó. Do đó, việc tận hưởng một cốc cà phê theo phong cách của con cháu người Viking này không đơn giản là thời gian nghỉ giải lao. Nó còn đại diện cho lối sống của cả một quốc gia.
Một số loại bánh mà du khách có thể thưởng thức khi uống cà phê là bánh bạch đậu khấu, bánh mì, bánh yến mạch, bánh quy chocolate, bánh sandwich, bánh hạnh nhân...
Người dân Thụy Điển thường “fika” lúc 10 giờ sáng hoặc 3 giờ chiều, nhưng cũng có thể “fika” vài lần trong một ngày - ngay cả trong tuần làm việc. Đặc biệt, Stockholm là nơi sở hữu hàng trăm quán cà phê có phong cách vô cùng độc đáo và thiết kế theo lối Bắc Âu, đây là một nét hấp dẫn, đặc biệt là với khách du lịch.
Đối với họ, tính thẩm mĩ và thiết kế đều rất quan trọng như chất lượng của thức uống hay món ăn, vì chúng tạo được ấn tượng khi bạn bước vào quán cà phê. Có lẽ điều tuyệt vời nhất về fika là không có quy tắc nào cả; bạn có thể làm điều đó một mình hoặc với bạn bè; ở nhà, trong quán cà phê, trên tàu hoặc tại nơi làm việc; thực sự là ở mọi lúc mọi nơi và với bất cứ ai. Nếu là du khách, một số địa điểm bên dưới chính là nơi lý tưởng cho bạn hòa mình vào nhịp sống của người bản địa.
Uống "Fika" tại Việt Nam ở địa chỉ nào?
Wayne’s Coffee - không gian văn hoá cà phê Thuỵ Điển đến Việt Nam
Wayne’s Coffee - không gian văn hoá cà phê Thuỵ Điển đến Việt Nam
Cửa hàng đầu tiên của Wayne’s Coffee vừa khai trương tại toà nhà văn phòng Viettel Tower 285 đường Cách Mạng Tháng Tám, Phường 12, Quận 10, TPHCM.
Ngài Pereric Högberg - Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam, các doanh nhân, nghệ sĩ cùng đông đảo bạn trẻ đã tham dự lễ khai trương cửa hàng. Tại đây mọi người cùng có cơ hội thưởng thức hương vị cà phê Wayne’s - đậm chuẩn phong cách "Fika Thụy Điển" trong một không gian cà phê đậm Bắc Âu thoáng nét nhiệt đới được thế giới ưa chuộng.
"Đất nước Thụy Điển đứng top 5 thế giới về lượng tiêu thụ cà phê và việc uống cà phê đã đi vào cuộc sống hàng ngày của người Thụy Điển một cách tự nhiên, chúng tôi gọi đó là phong cách Fika", ông Pereric Högberg chia sẻ.
Wayne’s - đậm chuẩn phong cách "Fika Thụy Điển"
Áp dụng đúng chuẩn Wayne’s Coffee tại Thụy Điển và quốc tế, nguyên liệu hãng này sử dụng tại Việt Nam là cà phê organic - hữu cơ, được cấp chứng nhận theo chuẩn KRAV (Thụy Điển và châu Âu) với sự kiểm định khắt khe về nguồn nguyên liệu trồng, được chế biến tự nhiên không hóa chất; đảm bảo sức khỏe người dùng. Các loại bánh ngọt, thức uống (cà phê, trà) đều do thợ pha chế đến từ Thụy Điển làm trực tiếp tại quầy. Cửa hàng còn có dòng cà phê Việt Nam đáp ứng sở thích uống cà phê bản địa truyền thống với mức giá 29.000 đồng.
Theo đại diện Wayne’s Coffee, hiện nay, hãng có trên 140 cửa hàng tại Thụy Điển, Anh, Đức, Hà Lan, Jordan và các nước Trung Đông như Saudi Arabia, Oman. Trên thế giới, nhiều người chọn Wayne's Coffee vì muốn tận hưởng truyền thống Fika - phong cách uống cà phê nổi tiếng của Thụy Điển và yêu thích các dịch vụ của hãng từ không gian quán, đồ ăn sáng, ăn trưa đến âm nhạc, thời khắc chia sẻ với bạn bè, đồng nghiệp…
Không gian Wayne’s Coffee phía ngoài.
Theo đó, trong những không gian của Wayne’s Coffee mở ra tại Việt Nam, khách hàng có thể mua cà phê, đồ ăn sáng, ăn trưa theo xu hướng lành mạnh cho sức khỏe. Wayne’s Coffee cũng sử dụng nhiều vật dụng dễ phân hủy, thân thiện với môi trường như ly, cốc, khăn giấy dùng một lần.
Kiến trúc quán thiết kế hài hòa kết hợp giữa phong cách châu Âu tối giản, tiện nghi với thiên nhiên Việt Nam đậm chất nhiệt đới giúp kích thích sự sáng tạo, tái tạo năng lượng tích cực trong mỗi người. Nếu muốn hẹn hò với bạn tri âm, làm việc nhóm hoặc cần gấp gáp hoàn thành, bạn đều có thể tìm thấy góc thích hợp cho mình ở Wayne’s Coffee. Những cấu trúc không gian "đóng - khu biệt" và "mở - giao lưu hội họp" sẽ đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng, nhất là cộng đồng start-up (khởi nghiệp).
"Chất lượng hưởng thụ theo kiểu "thành thị châu Âu" nhưng "giá tiền lại rất Việt Nam" làm cho dân "văn phòng du mục" ngạc nhiên nhưng nó đang thực sự diễn ra, linh hoạt và thu hút tại Wayne’s Coffee. Tất cả xuất phát từ mong muốn đem lại những thay đổi tích cực trong đời sống giúp con người cân bằng thân thiện, làm hành tinh xanh hơn", đại diện hãng cà phê cho biết.
Thực đơn quán đa dạng - nhiều đồ ăn và uống ngon
Dự án Wayne’s Coffee tại Việt Nam do Arya Consumer JSC (đại lý nhượng quyền thương hiệu độc quyền của Waynes tại Việt Nam) và Quỹ Đầu tư Việt Nam - Oman (VOI - Quỹ chủ quyền Vương quốc Oman) hợp tác triển khai với mục tiêu đưa thương hiệu này vào châu Á.
Ông Trần Thanh Tùng - Giám đốc Đầu tư VOI cho biết: "với năng lực tài chính mạnh và danh mục đầu tư trải rộng: hạ tầng, năng lượng sạch, nông nghiệp công nghệ cao, giáo dục, y tế tại Việt Nam và khu vực Đông Nam Á, quỹ VOI kỳ vọng Arya Consumer Việt Nam sẽ mở rộng 20 điểm trong vòng hai năm tới đồng thời tiến quân trong ngành bán lẻ và thực phẩm".
Thị trường hàng tiêu dùng nói chung, cụ thể là thực phẩm đồ uống Việt Nam vẫn còn dư địa lớn thu hút nhiều nhà đầu tư trong nước và quốc tế. Theo hợp đồng "Master Franchise - hợp đồng nhượng quyền và phát triển tại Việt Nam, châu Á" giữa Wayne’s và Arya Consumer Việt Nam, phía Việt Nam có cơ hội cung cấp cà phê và các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ cho thương hiệu uy tín này. Đây là một cơ hội cho nông thực nghiệp phẩm sạch Việt tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu và thị trường thế giới.