Mua hàng online tại nhà đang là xu hướng mua sắm khi dịch Covid-19 kéo dài và diễn biến phức tạp. Tuy nhiên, cần cẩn trọng tránh mua nhầm hàng giả, hàng nhái trên mạng..

Mua hàng online đã thực sự phổ biến trong vài năm trở lại đây, nhưng ở thời điểm dịch bệnh căng thẳng như hiện nay, cùng với chủ trương không có việc gì thì không nên ra khỏi nhà của nhà nước thì nhu cầu mua hàng online đã tăng nhanh vượt bậc. Cũng vì thế mà nhiều kẻ xấu, gian thương đã lợi dụng điều này để kinh doanh hàng giả, hàng nhái.

Cẩn trọng hàng giả khi mua hàng online

Dịch Covid-19  kéo dài đang làm thay đổi thói quen mua sắm của người tiêu dùng. Nếu như trước đây các cửa hàng, shop, trung tâm thương mại đông đúc khách hàng thì giờ đây vắng khách như “chùa Bà Đanh”.

Người tiêu dùng hạn chế đi lại và chuyển qua hình thức mua hàng trực tuyến. Chỉ việc ngồi ở nhà, chọn lựa mặt hàng, đặt hàng, sản phẩm sẽ được giao hàng đến tận nơi. Đây là hình thức tích cực và được áp dụng nhiều trong thời điểm như hiện nay, nhằm hạn chế đi lại, tránh nguy cơ lây lan dịch bệnh.

Tiện ích, nhanh chóng là thế, nhưng đây cũng là một hình thức mua bán chứa đựng rủi ro, bởi các cá nhân, cơ sở sản xuất hàng giả sẽ lợi dụng kênh này để kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, đặc biệt là các mặt hàng như khẩu trang, nước rửa tay sát khuẩn, máy đo thân nhiệt  thuốc, thực phẩm chức năng…

Ngoài ra, đã xuất hiện những mặt hàng cho là “được tạo ra để chống lại dịch bệnh” như thẻ đeo chống virus,… được rao bán đầy rẫy trên mạng xã hội. Tuy nhiên, những sản phẩm này đều được xác minh là không có tác dụng, cốt chỉ lừa đảo người tiêu dùng và thu về lợi nhuận bất chính.

Trước thực trạng như thế, người tiêu dùng cần phải hết sức cảnh giác khi mua hàng online. Hiện tại các trang web thương mại điện tử, mạng xã hội bán hàng online là rất nhiều, tuy nhiên chỉ có 1 số trang web thương mại điện tử đăng kí và cơ quan chức năng có thể kiểm soát.

Lực lượng chức năng thu giữ hàng trăm thẻ đeo được quảng cáo là có khả năng diệt virus Corona. Ảnh: Báo Công Luận

Lực lượng chức năng thu giữ hàng trăm thẻ đeo được quảng cáo là có khả năng diệt virus Corona. Ảnh: Báo Công Luận

Để hạn chế những rủi ro mua nhầm hàng giả hàng kém chất lượng người tiêu dùng cần mua hàng ở những trang web uy tín và đã được cấp phép hoạt động, có thông tin liên lạc rõ ràng như địa chỉ, số điện thoại, mã số thuế…

Cũng từ ngày 28/2/2020, Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) đã thành lập Tổ công tác về Thương mại điện tử (Tổ 368) nhằm thu thập, tiếp nhận, xác minh thông tin các vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật về kinh doanh hàng nhập lậu, hàng giả, hàng cấm, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong môi trường thương mại điện tử.

Các sàn giao dịch thương mại điện tử cũng đã chủ động triển khai các biện pháp kỹ thuật/bộ lọc, nhân sự kiểm duyệt… nhằm ngăn chặn, loại bỏ các sản phẩm hàng hóa phục vụ phòng, chống dịch (khẩu trang, nước rửa tay) giả, vi phạm, gây rối loạn thị trường.

Đây là động thái tốt để bảo vệ người tiêu dùng. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trên các sàn này cũng phải có biện pháp chống hàng giả, giúp người tiêu dùng nhận diện để phản hồi, các sàn có cơ sở xác minh hàng chính hãng nhằm hạn chế tối đa các doanh nghiệp gian lận kinh doanh hàng giả.

Mách bạn những mẹo mua sắm trực tuyến an toàn cần bỏ túi ngay để tránh mất tiền oan.

Nhân dịp Covid-19 đang làm cả thế giới điên đảo, một số kẻ xấu lợi dụng đã ra hàng loạt chương trình khuyến mãi, giảm giá cực hấp dẫn thu hút người tiêu dùng. Nghe thì rất hấp dẫn những chính điều này cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ có thể khiến chúng ta mất tiền oan mà còn chưa kịp hiểu tại sao. Chính vì vậy, hãy bỏ túi ngay những mẹo mua sắm trực tuyến "nhỏ mà có võ" này để đảm bảo an toàn cho bản thân và túi tiền nhé.

1. Chỉ nên chọn những website uy tín

Điều tối quan trong nhất khi mua sắm online là bạn chỉ nên lựa chọn những địa chỉ lớn, có uy tín hoặc đã quen thuộc từ lâu. Điều này sẽ làm giảm thiểu khả năng bị kẻ xấu lợi dụng đánh cắp thông tin cũng như tiền bạc. Ngoài ra, nếu có vấn đề xảy ra sau khi mua hàng thì những doanh nghiệp này cũng sẽ có cách xử lý chuyên nghiệp, phù hợp hơn.

2. Hãy chú ý chứng chỉ an toàn của website

Với những trang bán hàng trực tuyến, điều tối cơ bản mà họ cần làm là tạo ra một kết nối an toàn giữa người mua và người bán. Trong quá trình "đi săn", hãy để ý vào thanh địa chỉ của trình duyệt xem nó đang hiển thị HTTPS:// hay HTTP://.

website an toàn cho mua sắm đồ uống: Trà, Cafe,..vv

website an toàn cho mua sắm đồ uống: Trà, Cafe,..vv

Nếu chỉ là HTTP://, các thông tin của bạn sẽ có nguy cơ bị đánh cắp trong quá trình chuyển tới bên bán hàng, bao gồm cả số thẻ/tài khoản ngân hàng và các mật khẩu, mật mã liên quan. Vậy nên, hãy chú ý thật kỹ trước khi nhập bất kì thông tin thanh toán nào.

Ngoài ra, hãy để ý biểu tượng ổ khóa bên trái thanh địa chỉ. Nếu có thấy ổ khóa này và chứng chỉ HTTPS:// thì bạn có thể yên tâm rồi đó.

3. Tránh xa Wifi công cộng

Hầu hết chúng ta đều "ham" Wifi miễn phí ở những nơi công cộng, từ quán cafe cho tới siêu thị hay trung tâm mua sắm. Tuy nhiên, độ bảo mật của những mạng Wifi này không hề cao và hoàn toàn có thể bị kiểm soát bởi kẻ xấu. Thậm chí, chúng còn tự phát những mạng Wifi có tên rất "hấp dẫn" kiểu như FreeWifi để lôi kéo "con mồi".

Nếu có thể, hãy chuyển sang sử dụng mạng di động 3G/4G để tiến hành thanh toán. Thông tin của bạn sẽ được bảo toàn hơn

4. Sử dụng mật khẩu thật mạnh

abc123, 12345678 hay password là những chuỗi "tối kị" khi đặt mật khẩu cho tài khoản mua hàng trực tuyến. Nếu tài khoản web đã gắn liền với thông tin thanh toán thì bạn cần phải tạo một mật khẩu thật khó đoán. Thường thì bạn sẽ cần một mật khẩu bao gồm cả chữ thường, chữ hoa, số và kí tự đặc biệt, ví dụ như là Daylamatkhau_364 hay Domaydoanduoc@935... Bạn cũng không nên lưu mật khẩu này vào máy tính hay điện thoại mà người khác có thể truy cập được dễ dàng. Hãy cố gắng nhớ nó hoặc sử dụng các công cụ quản lý mật khẩu từ bên thứ 3.

5. Đảm bảo rằng thiết bị không nhiễm virus hay malware

Dù là mua sắm qua smartphone hay máy tính, bạn luôn cần kiểm tra thật kĩ xem thiết bị có nhiễm virus hay malware không. Hãy thường xuyên kiểm tra bằng các phần mềm phổ biến và miễn phí như Kaspersky, Avira, MalwareBytes để bớt đi nỗi lo trong quá trình mua hàng.

6. Không nên cung cấp quá nhiều thông tin về bản thân

Để bắt đầu mua sắm online, bạn chỉ cần cung cấp tên, địa chỉ nhận hàng, số điện thoại liên lạc và thông tin thanh toán. Những thông tin còn lại không hề quan trọng.

Nhiều website bán hàng cố tình hỏi thêm về nghề nghiệp, tuổi, giới tính và sở thích để rồi sau đó tự động giới thiệu những món hàng phù hợp. Tuy nhiên, những thông tin này có thể bị bán đi nhằm mục đích quảng cáo.

7. Lựa chọn hình thức giao hàng COD

Hầu hết các website bán hàng tại Việt Nam đều hỗ trợ "Ship COD", tức là nhận hàng rồi mới trả tiền. Điều này sẽ giúp người dùng tránh việc phải nhập thông tin tài khoản ngân hàng trên website. Ngoài ra, bạn cũng có thể xem hàng trước, thấy ưng rồi mới thanh toán. Hãy liên lạc tới địa chỉ bán hàng để kiểm tra trước là được.

Ship COD - Thanh toán khi nhận đủ - đúng hàng

Ship COD - Thanh toán khi nhận đủ - đúng hàng

Trên đây là một vài mẹo mua sắm trực tuyến an toàn dành cho người tiêu dùng trong khi mọi thứ đều cách ly vì đại dịch Covid-19. Bạn có biết tips nào nữa không? Hãy cùng chia sẻ với mọi người nhé - Công ty Huyền Thoại Việt - Chúc Khách hàng mua sắm an toàn.